Cách đây 79 năm, ngày 01/12/1945 (nhằm ngày 27/10 năm Ất Dậu), thực dân Pháp tiến quân đánh vào thị xã Buôn Ma Thuột, đánh dấu sự tái chiếm Đắk Lắk. Cuộc chiến đấu bất ngờ, không được chuẩn bị trước của quân và dân Đắk Lắk đã diễn ra trên khắp mọi ngả đường, tuyến phố. Bằng mọi phương tiện, vũ khí có trong tay, quân và dân ta đã ngoan cường chiến đấu chặn bước tiến của địch.
Tin tức sự kiện
Trong không khí sôi nổi, thi đua chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024), cùng Bảo tàng Đắk Lắk ngược dòng thời gian, ôn lại những trang sử hào hùng của quân và dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắk thông qua hai di tích lịch sử quốc gia: Khu căn cứ kháng chiến Cư Jŭ – Dliê Ya và Khu căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk (1965-1975).
K’pan (ghế dài) được làm bằng cách khoét, đẽo từ một thân gỗ dài, nguyên khối, chân và mặt ghế liền nhau, mang hình dáng cong như con thuyền. Đối với người Êđê, K’pan không chỉ là biểu tượng cho sự giàu có, quyền thế, thể hiện tính đoàn kết cộng đồng mà còn mang ý nghĩa tâm linh, là nơi dành cho các nghệ nhân ngồi đánh chiêng, truyền tải những thông điệp của con người tới các thần linh.
Ngày 01/11/2024 tại Bảo tàng Đắk Lắk, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Trong không khí sôi nổi hưởng ứng Tuần lễ Học tập suốt đời năm 2024, chủ đề "Phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời", cùng nhìn lại tầm quan trọng của việc đọc sách và khơi dậy niềm đam mê đọc sách trong cộng đồng.
Ngày 29/10/2024, Bảo tàng Đắk Lắk đón tiếp đoàn Farmtrip các tỉnh, thành phố đến dâng hương, tham quan và khảo sát tại Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Nhà đày Buôn Ma Thuột.