CÂU CHUYỆN VỀ TÊN GỌI HUYỆN EA SÚP

CÂU CHUYỆN VỀ TÊN GỌI HUYỆN EA SÚP

Huyện Ea Súp được thành lập theo Quyết định số 230-CP, ngày 30/8/1977 của Hội đồng Chính phủ về việc chia huyện Krông Buk thành hai huyện lấy tên là huyện Krông Buk và huyện Ea Súp. Có diện tích 176.563 ha, với 26,3km đường biên giới tiếp giáp Vương quốc Campuchia. Hiện nay, Ea Súp có 29 dân tộc cùng sinh sống, hình thành nên mối quan hệ khăng khít, thắm đượm tình đoàn kết, chung tay xây dựng và phát triển kinh tế.

Xem thêm
CHUNG TAY XOA DỊU NỖI ĐAU DA CAM

CHUNG TAY XOA DỊU NỖI ĐAU DA CAM

Chiến tranh đã đi qua gần 50 năm nhưng hậu quả vẫn còn hiện hữu. Nỗi đau da cam, một nỗi đau mà nước ta phải mất hàng trăm năm nữa mới có thể khắc phục. Môi trường sinh thái bị hủy diệt, di chứng chất độc da cam/dioxin kéo dài từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cuộc sống của rất nhiều gia đình bị nhiễm chất độc da cam ở Việt Nam vô cùng khó khăn.

Xem thêm
QUYẾT TÂM THEO ĐẢNG ĐẾN CÙNG

QUYẾT TÂM THEO ĐẢNG ĐẾN CÙNG

Từ năm 1925 đến năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng, giai cấp công - nông Nghệ Tĩnh đã vùng lên đấu tranh mạnh mẽ, phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh ra đời. Thực dân Pháp hoảng sợ trước sức mạnh đấu tranh của quần chúng, lo sợ ảnh hưởng của cuộc cách mạng ở Nghệ Tĩnh có thể sẽ lan rộng ra khắp cả nước, chúng đã dốc toàn lực thực hiện cuộc khủng bố trắng vô cùng tàn bạo hòng dập tắt Xô viết Nghệ Tĩnh trong máu và lửa. Các chiến sĩ Xô viết Nghệ Tĩnh bị bắt giam, kết án và đưa đi lưu đày khắp các nhà tù trên cả nước, trong đó có Nhà đày Buôn Ma Thuột.

Xem thêm
“TẾT TRONG TÙ” CỦA TÙ CHÍNH TRỊ NHÀ ĐÀY BUÔN MA THUỘT

“TẾT TRONG TÙ” CỦA TÙ CHÍNH TRỊ NHÀ ĐÀY BUÔN MA THUỘT

Trong những năm tháng bị giam cầm tại Nhà đày Buôn Ma Thuột, các chiến sĩ cách mạng luôn canh cánh trong lòng nỗi nhớ quê hương. Nỗi nhớ đó càng da diết mỗi khi Tết đến Xuân về, họ chỉ biết nhìn qua song sắt nhớ về quê, nơi có người thân, cha mẹ, anh em, vợ con đang trông ngóng. Để xua đi những nỗi buồn, nhớ thương, các đồng chí đã tổ chức làm thơ để tạo không khí vui tươi, chào mừng năm mới cũng như mơ ước về một ngày mai tươi sáng.

Xem thêm
TỔ CHỨC SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ  KỶ NIỆM 133 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH  (19/5/1890 - 19/5/2023)

TỔ CHỨC SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ KỶ NIỆM 133 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (19/5/1890 - 19/5/2023)

Chào mừng kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 -19/5/2023), Đoàn Cơ sở Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực.

Xem thêm
NHỮNG HIỆN VẬT THỂ HIỆN TÌNH CẢM CỦA NHÂN DÂN ĐẮK LẮK TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC

NHỮNG HIỆN VẬT THỂ HIỆN TÌNH CẢM CỦA NHÂN DÂN ĐẮK LẮK TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC

Hướng tới Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVII và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Bảo tàng Đắk Lắk giới thiệu một số hiện vật của đồng bào các dân tộc tỉnh Đắk Lắk trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Xem thêm
ĐƯỜNG DẪN ĐẾN DI TÍCH LỊCH SỬ  ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN – ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH  (ĐOẠN ĐI QUA HUYỆN BUÔN ĐÔN, TỈNH ĐẮK LẮK)

ĐƯỜNG DẪN ĐẾN DI TÍCH LỊCH SỬ ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN – ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH (ĐOẠN ĐI QUA HUYỆN BUÔN ĐÔN, TỈNH ĐẮK LẮK)

Di tích lịch sử Đường Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh (đoạn đi qua huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) nằm cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột gần 100 km theo hướng Tây Bắc, thuộc địa bàn xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, trong hệ thống Di tích lịch sử Đường Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh bao gồm 37 điểm tiêu biểu nhất trên địa bàn 11 tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước. Di tích đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 2383/QĐ-TTg, ngày 09/12/2013.

Xem thêm
KHU CĂN CỨ KHÁNG CHIẾN TỈNH ĐẮK LẮK (1965 - 1975)

KHU CĂN CỨ KHÁNG CHIẾN TỈNH ĐẮK LẮK (1965 - 1975)

Để thống nhất sự lãnh đạo, chỉ đạo trong toàn tỉnh Đắk Lắk, tháng 10 năm 1965 Khu ủy Khu V quyết định hợp nhất B3, B5 lại thành tỉnh Đắk Lắk. Sau khi hợp nhất, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định chuyển Cơ quan Tỉnh ủy cùng tất cả các cơ quan, ban ngành và lực lượng vũ trang của tỉnh từ Khu căn cứ kháng chiến Čư Jǔ – Dliê Ya (cánh Bắc) vào cánh Nam (Nam đường 21) để trực tiếp chỉ đạo triển khai kế hoạch chống địch càn quét, bảo vệ, xây dựng vùng mới giải phóng cánh Nam thành căn cứ cách mạng vững chắc, hoàn chỉnh của tỉnh Đắk Lắk.

Xem thêm