THÁC DRAI ÊGA

THÁC DRAI ÊGA

Thác Drai Êga thuộc địa phận buôn Tring, xã Ea B’lang, phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk. Trong tiếng Êđê: Drai có nghĩa là thác, Êga có nghĩa là sỏi đá. Drai Êga có nghĩa là Thác sỏi đá.

Xem thêm
DI TÍCH LỊCH SỬ ĐIỂM CAO 519

DI TÍCH LỊCH SỬ ĐIỂM CAO 519

Di tích lịch sử Điểm cao 519 cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 72 km về hướng Đông, thuộc địa phận xã Ea Pil, huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk.

Xem thêm
THÁC BÌM BỊP

THÁC BÌM BỊP

Thác Bìm Bịp cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 50km về hướng Đông Nam, thuộc địa phận buôn Năm Pă, xã Yang Tao, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk.

Xem thêm
THÁC DRAI DLÔNG

THÁC DRAI DLÔNG

Thác Drai Dlông cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 35 km, thuộc địa bàn hai xã Quảng Hiệp và Ea M’Drŏh, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Drai trong tiếng Êđê nghĩa là thác; Dlông có nghĩa là cao, vì vậy, Drai Dlông có nghĩa là thác cao. Ngoài ra, thắng cảnh này còn có tên gọi khác là thác Ba tầng.

Xem thêm
THÁC THỦY TIÊN

THÁC THỦY TIÊN

Thác Thuỷ Tiên thuộc địa phận thôn Giang Tiến, xã Ea Puk, huyện Krông Năng, bắt nguồn từ những dòng suối nhỏ trong rừng sâu đổ ra với 4 thác chính, mỗi thác có một vẻ đẹp riêng, Thuỷ Tiên tựa như một nàng tiên ẩn mình bên rừng núi, hiền hòa uốn lượn giữa đại ngàn.

Xem thêm
HỒ EA KAO

HỒ EA KAO

Cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 12km theo hướng Đông Nam, hồ Ea Kao được ví như một biển nước mênh mông do con người tạo ra từ việc ngăn dòng suối lớn Ea Knin, Ea Kao và các suối nhỏ Ea Chăt, Čư Mblim để xây dựng công trình thủy lợi nhằm phục vụ tưới tiêu cho cánh đồng Hòa Xuân – một vựa lúa của Buôn Ma Thuột và diện tích cây công nghiệp rộng lớn ở các vùng lân cận.

Xem thêm
DI TÍCH LỊCH SỬ QUẦN THỂ HANG ĐÁ KHUÊ NGỌC ĐIỀN

DI TÍCH LỊCH SỬ QUẦN THỂ HANG ĐÁ KHUÊ NGỌC ĐIỀN

Di tích lịch sử quần thể Hang đá Khuê Ngọc Điền cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 74 km, là hệ thống các hang động nằm trên sườn đồi phía Nam của dãy Čư Yang Sin, thuộc địa bàn xã Khuê Ngọc Điền - khu vực sinh sống chủ yếu của người Quảng Nam, Quảng Ngãi bị cưỡng ép theo chế độ di dân của chính quyền Ngô Đình Diệm nhằm giảm bớt các cuộc đấu tranh ở vùng đồng bằng và đày ải quần chúng lên vùng rừng thiêng nước độc để dễ bề kiểm soát. Chính vì vậy, khu vực này cũng được đặt theo tên địa phương của người dân đến di cư là Khuê Ngọc Điền (có nghĩa là đất ngọc của núi).

Xem thêm
DI TÍCH LỊCH SỬ ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN - ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH

DI TÍCH LỊCH SỬ ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN - ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH

Di tích lịch sử Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh (trong đó có Bến ngầm, Bến phà Sêrêpôk) nằm trên địa phận xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Được cán bộ chiến sĩ Trung đoàn 4 và Trung đoàn 574, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 470 chịu trách nhiệm xây dựng nhằm mở rộng, thông đường dã chiến phía Đông Trường Sơn đến Sêrêpôk trong những năm kháng chiến chống Mỹ.

Xem thêm