DI TÍCH LỊCH SỬ CADA

DI TÍCH LỊCH SỬ CADA

CADA là chữ viết tắt của cụm từ COMPAGNIE AGRICOLE D’ASIE (Công ty Nông nghiệp Á Châu), do người Pháp xây dựng vào năm 1922 để trồng cà phê, chè. Di tích lịch sử CADA trải dài từ km18 đến km47 dọc hai bên quốc lộ 26 thuộc xã Ea Kênh và Ea Yông, huyện Krông Pắk.

Xem thêm
DI TÍCH LỊCH SỬ BIỆT ĐIỆN BẢO ĐẠI

DI TÍCH LỊCH SỬ BIỆT ĐIỆN BẢO ĐẠI

Di tích lịch sử Biệt Điện Bảo Đại tọa lạc tại số 02 Y Ngông, phường Tân Tiến, thành phố Buôn Ma Thuột.

Xem thêm
NHÀ ĐÀY BUÔN MA THUỘT

NHÀ ĐÀY BUÔN MA THUỘT

Tọa lạc tại số 27 Phạm Hồng Thái, phường Tự An, thành phố Buôn Ma Thuột. Nhà đày Buôn Ma Thuột không chỉ là nơi chứng tích tội ác của thực dân, đế quốc mà còn là nơi rèn luyện ý chí kiên cường của các chiến sỹ cách mạng trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.

Xem thêm
HƯỚNG VỀ NGÀY GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG 10/3 ÂM LỊCH

HƯỚNG VỀ NGÀY GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG 10/3 ÂM LỊCH

Giỗ tổ Hùng Vương là ngày lễ lớn của dân tộc Việt Nam để tưởng nhớ các Vua Hùng đã có công dựng nước, lập nên Nhà nước Văn Lang, Nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam, của toàn thể con Lạc cháu Hồng trên khắp mọi miền Tổ quốc và Kiều bào ta ở nước ngoài.

Xem thêm
THÁC BUÔN H’NGÔ

THÁC BUÔN H’NGÔ

Thác Buôn H’Ngô thuộc địa phận xã Hòa Phong, huyện Krông Bông, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 70 km về hướng Đông Nam. Là một ngọn thác đẹp, sơn thủy hữu tình gần kề Buôn H’Ngô nên người dân quanh vùng quen gọi là thác Buôn H’Ngô. Ngoài ra, ngọn thác này còn có tên gọi khác là: Drai Yang Lơng, trong đó Drai là thác, Yang Lơng là thần đá lớn vì tại thác có một tảng đá rất to nằm ngay giữa dòng thác, nhân dân các buôn lân cận rất tôn sùng và gọi tên thần đá là Yang Lơng - vị thần che chở và bảo vệ sự sống của buôn làng.

Xem thêm
THÁC DRAI NUR

THÁC DRAI NUR

Thác Drai Nur thuộc Buôn Kuôp, xã Dray Sáp, huyện Krông Ana là một trong những thác hùng vĩ nhất Tây Nguyên, với chiều rộng khoảng 250m vào mùa khô và trên 300m vào mùa mưa, chỗ cao nhất gần 30m và chỗ thấp nhất là 15m, trải dài từ Đông sang Tây. Trong tiếng Ê đê: Drai có nghĩa là Thác, Nur (được gọi tắt từ chữ Anur) có nghĩa là con Dúi. Drai Nur có nghĩa là Thác con Dúi.

Xem thêm
DI TÍCH LỊCH SỬ ĐÌNH LẠC GIAO

DI TÍCH LỊCH SỬ ĐÌNH LẠC GIAO

Là ngôi đình đầu tiên của người Việt trên mảnh đất Tây Nguyên, Đình Lạc Giao tọa lạc tại 67 Phan Bội Châu, phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột do nhân dân làng Lạc Giao xây dựng vào năm 1928, với mục đích làm nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng và thờ Thần hoàng làng. “Lạc Giao” có ý nghĩa thể hiện mối giao hảo, lời thề nguyền Kinh – Thượng cùng chung lưng đấu cật chống lại sự áp bức, bóc lột của chính quyền thực dân.

Xem thêm
DI TÍCH LỊCH SỬ TƯỢNG ĐÀI MẬU THÂN 1968

DI TÍCH LỊCH SỬ TƯỢNG ĐÀI MẬU THÂN 1968

Tượng đài Mậu Thân 1968 tọa lạc tại Ngã ba Hòa Bình (Km 5), phường Tân Hòa, thành phố Buôn Ma Thuột, được lấy nguyên mẫu từ hình tượng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Huỳnh Thị Hường (má Hai), một trong những hình mẫu tiêu biểu cho hơn 10.000 người mẹ, người chị tham gia đoàn biểu tình tiến vào cửa ngõ thị xã Buôn Ma Thuột Mậu Thân 1968.

Xem thêm