PHỤC DỰNG LỄ CÚNG THẦN TRƯỚC KHI ĐỐN, HẠ CÂY GỖ CỦA DÂN TỘC Ê ĐÊ

Các lễ vật của nghi lễ, gồm: 1 vòng đồng, 2 chén đồng, 1 cành xoan tượng trưng, 1 sạp đựng lễ vật, 1 cột rượu; 1 con heo, rượu cần, trầu cau, thuốc lá, cơm, gạo, đèn cầy, bông gòn… các lễ vật được bày để thực hiện nghi lễ cách gốc cây khoảng 10m.

Sáng ngày 24/9, Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức phục dựng Lễ cúng thần trước khi đốn, hạ cây gỗ của dân tộc Êđê.

Các lễ vật của nghi lễ, gồm: 1 vòng đồng, 2 chén đồng, 1 cành xoan tượng trưng, 1 sạp đựng lễ vật, 1 cột rượu; 1 con heo, rượu cần, trầu cau, thuốc lá, cơm, gạo, đèn cầy, bông gòn… các lễ vật được bày để thực hiện nghi lễ cách gốc cây khoảng 10m.

Nghi thức Lễ cúng khá đơn giản, Thầy cúng thay mặt gia chủ làm Lễ cúng thần Rừng, thần Núi, thần Sông, xin các thần cho phép gia chủ được đốn, hạ cây gỗ. Mở đầu Thầy cúng khấn gọi tổ tiên, ông bà và các vị thần về chứng giám cho việc xin đốn, chặt cây của gia chủ. Tiếp đến ông mang chén gạo và chén rượu trộn với tiết con vật cúng đến gần gốc cây, rượu trộn tiết được bôi ở gốc cây, còn chén gạo được ông rải xung quanh gốc cây và đi ngược chiều kim đồng hồ. Thầy cúng ngồi vào vị trí đối diện với ché bắt đầu khấn thần, lúc đầu lại khấn mời các thần về hưởng lễ vật mừng cho gia chủ, tiếp đến lấy tiết bôi lên lòng bàn tay trái còn vòng đồng được đeo vào tay phải của gia chủ. Tiếp đến họ uống rượu tiếp cần cho nhau theo nghi thức Mnăm ring. Mọi người đến dự lần lượt đến bên ché rượu thưởng thức rượu, cơm và thịt để mừng cho gia chủ đã hoàn thành xong nghi lễ.

Lễ cúng trên gắn với sinh hoạt cộng đồng của người Êđê, có ý nghĩa giáo dục mọi thành viên trong cộng đồng biết gìn giữ, bảo vệ môi trường thiên nhiên. Nhằm nhắc nhở mọi người có ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình.


Bày lễ vật


Bôi tiết con vật cúng lên cây cột rượu


Thầy cúng khấn mời các thần


Đổ rượu trộn tiết con vật cúng dưới gốc cây


Rải gạo xung quanh gốc cây


Bôi tiết và đeo vòng đồng cho gia chủ


Thưởng thức rượu cần

Phòng truyền thông