HỌP THỐNG NHẤT TÊN GỌI DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỐI VỚI NHÀ SỐ 57 (SỐ MỚI LÀ 71) LÝ THƯỜNG KIỆT

Chiều ngày 30/12/2020, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức họp thống nhất tên gọi Di tích lịch sử đối với nhà số 57 (số mới là 71) Lý Thường Kiệt, Phường Thắng Lợi, Thành phố Buôn Ma Thuột.

Chủ trì cuộc họp là ông Thái Hồng Hà, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tham dự cuộc họp có các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ: Đồng chí Nguyễn An Vinh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Ama H’Oanh, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Lê Chí Quyết, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Châu Khắc Chương, nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Lãnh đạo các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc Sở: phòng Quản lý Di sản văn hóa; phòng Quản lý Du lịch; Văn Phòng Sở và Bảo tàng Đắk Lắk.



Toàn cảnh cuộc họp


Nhà số 57 (số mới là 71) Lý Thường Kiệt, Phường Thắng Lợi, Thành phố Buôn Ma Thuột vốn là nhà của ông Đầu Viết Chúc, một cơ sở của Việt Minh. Thời Pháp thuộc, ông làm việc tại Sở Lục lộ Vinh vì chống lại bọn Tây nên ông bị kỷ luật, phải huyền chức ba năm. Năm 1939, ông được phục chức và đưa đi làm việc tại Buôn Ma Thuột. Năm 1943, ông xây dựng ngôi nhà ba gian tại số 57 đường Lý Thường Kiệt, thị xã Buôn Ma Thuột. Từ năm 1944, sau khi bắt liên lạc với các đồng chí trong Nhà đày Buôn Ma Thuột, ngôi nhà trở thành cơ sở liên lạc của Việt Minh. Trong khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945, ngôi nhà trở thành trụ sở của Ủy ban khởi nghĩa tỉnh Đắk Lắk và là nơi diễn ra cuộc họp bầu Ủy ban Lâm thời của tỉnh. Tên gọi Nhà số 57 Lý Thường Kiệt là cách gọi theo số nhà và đường phố vào thời điểm bấy giờ.

Năm 1999, sau khi quy hoạch và đặt tên đường, số nhà cho Thành phố Buôn Ma Thuột, Nhà số 57 Lý Thường Kiệt được đổi thành số 71 Lý Thường Kiệt. Tuy nhiên, tên gọi Nhà số 57 Lý Thường Kiệt đã được biết đến từ nhiều năm nay và quen thuộc đối với nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột. Hiện nay, Nhà số 57 Lý Thường Kiệt thuộc địa phận phường Thắng Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.


Cuộc họp đã thảo luận, phân tích ý nghĩa lịch sử, về việc lấy tên gọi Di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa; phân tích và thảo luận về ưu điểm và hạn chế của các phương án đã được Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch đề xuất.




Các đồng chí nguyên là lãnh đạo Tỉnh ủy đóng góp ý kiến tại cuộc họp



Đ/c Đinh Một, Giám đốc Bảo tàng Đắk Lắk phát biểu tại cuộc họp



Sau khi thảo luận, phân tích và đóng góp ý kiến, cuộc họp đã đi đến thống nhất đề nghị lấy tên gọi là “Di tích lịch sử Trụ sở Ủy ban khởi nghĩa tỉnh Đắk Lắk năm 1945”.




GD&TT